Liên hệ tư vấn miễn phí

Tin mới

Tiêu chuẩn xử lý nước y tế cho Bệnh Viện, Phòng Khám

– Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động khám, chữa bệnh phải được thu gom về công trình xử lý nước thải và xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT, cột A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (theo Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Lưu ý, nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý phải đảm bảo khả năng tiếp nhận, sức chịu tải của nguồn nước mặt theo quy định. Trường hợp nước thải sau xử lý đấu nối vào hệ thống thoát nước trên đường Dân Chủ thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan về quản lý thoát nước; trường hợp không được chấp thuận đấu nối nước thải sau xử lý vào hệ thống thoát nước trên đường của cơ quan quản lý có thẩm quyền thì phải có phương án tổ chức thoát nước mưa và nước thải sau xử lý riêng biệt ra đến nguồn tiếp nhận và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Ngoài ra, Công ty cần lưu ý địa điểm thực hiện Dự án phải đáp ứng yêu cầu quy hoạch sử dụng đất cho lĩnh vực hoạt động y tế.

Theo Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

Ngày 06/7/2023, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2023 và thay thế Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/6/2016. Quy định bao gồm 06 Chương với 43 Điều. Trong đó, có một số quy định mới so với Quy định cũ như sau:

Một là: Về phân vùng môi trường được chia làm 3 vùng: vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác. Trong đó, các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, nâng quy mô công suất, cá cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với khí thải và cột A quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với nước thải trong thời gian Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về nước thải, khí thải ứng với các vùng bảo vệ môi trường.

Hiện nay, Thủ Dầu Một và các đoạn sông như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bình Dương, sông Thị Tính đoạn chảy qua địa bàn thành phố thủ Dầu Một nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không đảm bảo khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường hoặc không đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường (do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành) phải xây dựng lộ trình di dời đến vùng khác đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường và phù hợp phân vùng môi trường hoặc phải chấm dứt hoạt động cụ thể:

+ Đối với đối tượng thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 chậm nhất đến ngày 31/12/2027.

+ Đối với đối tượng không thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 chậm nhất đến ngày 31/12/2030.

Hai là: Chất thải rắn phát sinh phải được phân loại và lưu giữ theo quy định như sau:

– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được đựng trong các bao bì thông thường và lưu giữ trong khuôn viên nhà ở.

– Chất thải thực phẩm được chứa đựng trong bao bì có màu xanh đảm bảo không rò rỉ nước, phát tán mùi hôi

– Chất thải rắn sinh hoạt khác bao gồm:

+ Chất thải rắn cồng kềnh phải được tháo rã để giảm kích thước lưu giữ trong khuôn viên đảm bảo an toàn.

+ Chất thải nguy hại phải được đựng trong bao bì thông thường có màu đỏ và lưu giữ trong khuôn viên nhà ở.

+ Chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý phải được chứa trong bao bì có màu vàng.

* Trường hợp không phân loại thì chất thải phải được đựng trong bao bì màu vàng như chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý.

Các loại chất thải sau khi phân loại sẽ được chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển do chính quyền địa phương lựa chọn theo đúng thời gian và địa điểm quy định.

Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân: phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt, chi trả giá dịch vụ, giữ gìn vệ sinh chung, thu gom, tập kết chất thải rắn sinh hoạt đúng nơi quy định. Quy định việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt và lựa chọn cơ sở sản xuất bao bì được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024.

Ngoài ra, còn có các quy định về quản lý và trách nhiệm đối với chủ thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải như: chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải y tế, chất thải xây dựng cũng như quản lý bùn thải từ bể phối, hầm cầu và hệ thống thoát nước.

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Dương)